Menu Đóng

NHÀ THẦU CƠ ĐIỆN LÀ GÌ VÀ GỒM NHỮNG GÌ?

Đối với một công trình xây dựng người ta thường chia ra thành hai hạng mục bao gồm xây dựng và cơ điện. Vậy nhà thầu cơ điện là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến công trình? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau của Nhà thầu AHK Việt Nam.

1. Thế nào là nhà thầu cơ điện?

Để tìm hiểu xem nhà thầu cơ điện là gì, chúng ta hãy đến với một ví dụ nho nhỏ sau đây.

Trong xây dựng có rất nhiều công đoạn khác nhau và được chia ra riêng biệt để thi công hoàn chỉnh. Khi thi công nhà, người ta sẽ chia dự án này thành 2 phần.

  • Thứ nhất là phần xây dựng, tại đây ngôi nhà sẽ được xây dựng hoàn chỉnh từ khung cho đến từng chi tiết công trình. Tuy nhiên lúc này bạn vẫn chưa thể sử dụng do chưa có hệ thống điện nước gì cả.
  • Thứ hai chính là lắp đặt các hệ thống cơ điện, lúc này ngôi nhà mới trở nên hoàn chỉnh và có thể sử dụng.

Nhà thầu cơ điện còn được gọi với một thuật ngữ khác là nhà thầu M&E (viết tắt của Mechanical and Electrical Engineer). Đây chính là loại nhà thầu chuyên chịu trách nhiệm về thiết kế và lắp đặt hệ thống cơ điện cho công trình bao gồm điện, nước, hệ thống thông khí và các thiết bị vô tuyến. M&E là một thành phần vô cùng quan trọng trong thi công công trình, nếu thiếu hoặc xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến khả năng sử dụng của người dùng.

2. Nhà thầu cơ điện M&E bao gồm những phần nào?

Nhà thầu cơ điện là gì? Hệ thống điện của một xưởng sản xuất

Về cơ bản ai cũng cơ bản hiểu rằng thi công cơ điện chính là quá trình lắp đặt hệ thống điện cho gia đình. Thế nhưng như thế chưa đầy đủ. Trong phần cơ điện M&E lại được chia ra làm 4 hạng mục chính:

  • Lắp đặt hệ thống điện: Đây là phần đầu tiên cũng là phần quan trọng nhất của M&E. Nhà thầu sẽ thi công lắp đặt lưới điện hộ gia đình phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của khách hàng. Đối với chúng tôi, một nhà thầu tốt chính là nhà thầu lắp đặt được hệ thống điện tốt, tiện lợi và cả tiết kiệm chi phí lắp đặt cho khách hàng.
  • Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh. Hãy tưởng tượng nhà bạn không có nước sinh hoạt thì sẽ ra sao? M&E bao gồm tất cả các khâu thiết kế và thi công hệ thống nước sinh hoạt gia đình. Bao gồm nguồn cấp nước, hệ thống nước thải cho quá trình sinh hoạt và cả quá trình vận hành của các thiết bị sử dụng nước.
  • Lắp đặt hệ thống điện lạnh gồm các hệ thống thông gió và điều hòa không khí. Đối với các công trình lớn thì hệ thống điều hòa và thông gió là cực kỳ quan trọng. Do đó khi thi công cần đầu tư chọn lựa nhà thầu uy tín và chất lượng để công trình của bạn được hoàn thành tốt như mong đợi
  • Lắp đặt các hệ thống báo cháy và cứu hỏa. Trong khâu này bao gồm về hệ thống phát hiện báo cháy và hệ thống chữa cháy tự động. Đây là một vấn đề trọng điểm trong đảm bảo an toàn của công trình, do đó bạn sẽ cần phải tìm một công ty uy tín và chất lượng cho hoạt động này.
Nhà thầu cơ điện thi công hệ thống thông gió cho xí nghiệp
Hệ thống thông gió cho xí nghiệp

3. Lắp đặt hệ thống cơ điện M&E công trình

Quá trình lắp đặt cơ điện M&E có đến 4 hoạt động chính, do đó có rất nhiều công việc cần thực hiện. Tuy nhiên điều quan trọng và phổ biến nhất chính là hệ thống cung cấp điện. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi nhắc đến lắp đặt hệ thống điện đầu tiên trong danh sách các phần của M&E.

Lắp đặt hệ thống điện bao gồm 2 phần nhỏ, mỗi phần phụ trách 1 mảng tiêu dùng thiết bị khác nhau của cơ quan và hộ gia đình.

3.1. Lắp đặt hệ thống điện nặng

Về điện nặng: Đây là khoản mục thi công các thiết bị điện và những vấn đề liên quan đến điện trong công trình. Bao gồm:

  • Hệ thống cung cấp điện (Main power supply): Hệ thống cung cấp điện chính của công trình bao gồm việc lắp đặt đường dây tải điện trong nhà và kết nối với các đường dây điện thế quốc gia, các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
  • Hệ thống phân phối điện (Submain power supply): Bao gồm các hệ thống đèn chính, hệ thống ổ cắm, chốt cung cấp điện…
  • Hệ thống Phát điện khẩn cấp và dự phòng, hệ thống điện lưu điện UPS…
  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt (Lighting): Đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng linh hoạt các loại đèn thì đây sẽ là một việc tiếp theo cần thực hiện. Công việc này chịu trách nhiệm lắp đặt hài hòa hệ thống đèn của công trình.
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố (Emergency lighting): các đèn báo lối thoát hiểm (exit), đèn emergency…
  • Hệ thống an toàn tiếp địa (Earthing system or grounding system): Hệ thống này bao gồm các chi tiết tiếp địa dành cho thiết bị điện (máy giặt,…), hệ thống chống sét và các đường dây nối đất khác,….

3.2. Lắp đặt Hệ thống điện nhẹ

Về điện nhẹ: Khi tìm hiểu nhà thầu cơ điện là gì thì đây là phần lắp đặt các hệ thống vô tuyến và an ninh cho công trình. Bao gồm:

  • Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
  • Hệ thống Internet và mạng cục bộ
  • Hệ thống Điện thoại liên lạc
  • Hệ thống Camera giám sát (Security & Supervisior system)
  • Hệ thống Âm thanh thông báo tòa nhà

3.3. Lắp đặt phần cơ cho công trình

  • Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống máy bơm nước.
  • Hệ thống thang máy.
  • Hệ thống quản lý toà nhà thông minh (BMS)
  • Hệ thống điện lạnh, hệ thống sưởi và điều hoà thông gió (HVAC).
  • Hệ thống Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
  • Hệ thống gas trung tâm.

Qua bài viết trên hi vọng Quý khách hàng đã hình dung phần nào về các hạng mục mà nhà thầu cơ điện cần thi công. Quý khách vui lòng liên hệ Nhà thầu AHK theo số hotline 0889235298 để chúng tôi hân hạnh được phục vụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *