Menu Đóng

Nhà Thầu Điện Nặng

Nhà Thầu Điện Nặng Uy Tín Toàn Quốc

Nhà Thầu Điện Nặng AHK là một trong những đơn vị thi công lắp đặt cơ điện uy tín, cung cấp dịch vụ với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và quy trình thi công đạt tiêu chuẩn.

Hệ thống điện nặng của một Hệ thống cơ điện công trình trong các công trình xây dựng là hạng mục quan trọng nhất và phải được ưu tiên thi công lắp đặt trước một phần (hệ thống đường đi dây điện ngầm, hệ thống cung cấp điện…) ngay sau khi hoàn thiện phần thô, cuối cùng sau khi đã hoàn thành phần xây dựng của công trình thì sẽ thi công tiếp hệ thống điện nhẹ gồm hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống phát điện dự phòng…

Quý khách tham khảo thêm: Nhà Thầu Điện Nhẹ Uy Tín Toàn Quốc

nhà thầu điện nặng AHK nhận thi công hệ thống điện nặng trên toàn quốc

1. Thi công Hệ thống điện nặng gồm những hạng mục gì?

Trước hết, chúng tôi xin giới thiệu sơ qua những hạng mục quan trọng của một Hệ thống điện nặng trong các công trình dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp để Quý khách hàng tham khảo.

Hệ thống điện nặng là hệ thống điện chính của tòa nhà bao gồm hệ thống Điện Động Lực và hệ thống Điện Điều Khiển. Sử dụng nguồn điện chính là điện xoay chiều 3 pha 380 V hoặc 1 pha 220 V.

Sơ đồ Nguồn Cấp Điện Chính của Hệ thống điện nặng như sau:

sơ đồ hệ thống điện nặng

Trong đó, từng thành phần cơ bản của sơ đồ trên như sau:

  • Hệ thống cung cấp điện (Main power supply): Hệ thống cung cấp điện chính của công trình bao gồm việc lắp đặt đường dây tải điện trong nhà và kết nối với các đường dây điện thế quốc gia, các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính (gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
  • Hệ thống phân phối điện (Submain power supply): Bao gồm các hệ thống đèn chính, hệ thống ổ cắm, chốt cung cấp điện…
  • Hệ thống Phát điện khẩn cấp và dự phòng gồm có các máy phát điện, hệ thống điện lưu điện UPS…
  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt (Lighting): Đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng linh hoạt các loại đèn thì đây sẽ là một việc tiếp theo cần thực hiện. Công việc này chịu trách nhiệm lắp đặt hài hòa hệ thống đèn của công trình.
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố (Emergency lighting): các đèn báo lối thoát hiểm (exit), đèn emergency…
  • Hệ thống an toàn tiếp địa (Earthing system or grounding system): Hệ thống này bao gồm các chi tiết tiếp địa dành cho thiết bị điện (máy giặt, máy bơm nước, tủ đông, máy lạnh điều hòa…), hệ thống chống sét và các đường dây nối đất khác…
  • Tải Sử Dụng Trực Tiếp: Từng căn hộ sử dụng điện 1 pha, Máy Bơm Cấp Thoát Nước, Thang Máy, Hệ thống Điều Hòa

2. Tầm quan trọng của hệ thống điện nặng

Như Quý khách đã biết, Hệ thống điện nặng có nhiệm vụ là cung cấp điện cho các hoạt động sản xuất, chiếu sáng cho các khu vực sản xuất, sinh hoạt, cấp phát và phân phối trực tiếp nguồn điện cho toàn bộ công trình. Mặt khác, hệ thống điện nặng còn đảm bảo an toàn cho công trình bằng hệ thống tiếp địa, hệ thống chống sét và chiếu sáng khi xảy ra sự cố.

Do đó, muốn một công trình nhà máy vận hành trơ tru, hiệu quả thì Quý khách cần lựa chọn nhà thầu điện nặng có năng lực, đảm bảo việc thi công thống điện nặng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một vài lưu ý đối với từng thành phần của hệ thống điện nặng.

nhà thầu điện nặng uy tín toàn quốc
Sơ đồ hệ thống cơ điện công trình

2.1. Hệ thống cung cấp điện (Main power supply)

Đây là hệ thống lấy điện từ mạng điện lưới quốc gia để cấp nguồn chính cho toàn bộ công trình, việc đấu nối lắp đặt cần có thợ điện được đào tạo bài bản thi công.

  • Ngay cả các mối nối điện, tưởng đơn giản nhưng nếu không được đấu nối (bắt vít, hàn chết) chắc chắn thì sẽ gây ra hiện tượng điện chập chờn, không ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của các thiết bị điện trong công trình.
  • Hệ thống còn bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính và Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp tự động (Automatic Voltage Regulator System) giúp nguồn điện của toàn công trình được ổn định, tăng chất lượng và tuổi thọ cho toàn hệ thống.
tủ điện phân phối tổng
Tủ điện phân phối tổng
  • Tủ điện phân phối tổng MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ điện được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC), chức năng chính của tủ MSB là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Dòng điện định mức có thể đến 6300A. Tủ được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, giám sát từ xa thông qua GPRS…. Tủ MSB được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC60439-1.

2.2. Hệ thống máy phát và nguồn dự phòng (Backup Generator system)

hệ thống điện dự phòng

  • Hệ thống máy phát và nguồn dự phòng gồm Máy phát điện, bồn chứa dầu, hệ thống bơm dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ ATS, tủ hòa đồng bộ và hệ thống acquy dự phòng UPS cho các hộ phụ tải loại 1 như bệnh viện, trung tâm thông tin viễn thông, nhà quốc hội,…
  • Hệ thống điện dự phòng cần được bảo trì thường xuyên để chúng có thể hoạt động ngay lập tức khi xảy ra sự cố mất điện. Chúng tôi khuyên bạn nên nhờ kỹ thuật viên máy phát điện chuyên nghiệp bảo dưỡng hệ thống điện định kỳ thường xuyên.
  • Ngoài việc bảo dưỡng thường xuyên, Quý khách có thể thực hiện 7 mẹo sau đây để đảm bảo máy phát điện luôn sẵn sàng khi bị hệ thống bị cắt điện:
    • Thường xuyên Kiểm tra xem bộ sạc pin có hoạt động bình thường không và tuổi thọ của pin.
    • Định kỳ, chạy thử nghiệm hệ thống có tải để đảm bảo máy phát điện xử lý tải yêu cầu và để đảm bảo hệ thống xả có khả năng đốt cháy thích hợp.
    • Kiểm tra mức nhiên liệu (dầu, xăng), và để đảm bảo không có tạp chất, nước hoặc cặn.
    • Kiểm tra xem bộ lọc không khí, nhiên liệu và chất làm mát có sạch không.
    • Kiểm tra tất cả các mức chất lỏng (dầu, nước làm mát…) có đạt yêu cầu không, ngoài ra cần kiểm tra cả độ sạch của chúng.
    • Thực hiện kiểm tra thực tế định kỳ hệ thống điện bằng cách cắt nguồn điện.
    • Đảm bảo kiểm tra xem bộ làm mát hoạt động bình thường.

2.3. Hệ thống các tủ điện phân phối

Hệ thống tủ điện phân phối DB (Distribution Board) hoặc Submain power supply là các tủ phân phối được sử dụng trong các mạng điện hạ thế.

các tủ điện của hệ thống điện nặng

Vị trí của tủ DB thường là sau các tủ phân phối tổng (MSB) tại các nút. Dòng điện định mức có thể đến 1000A, cung cấp điện cho 1 nhóm thiết bị hoặc thiết bị đầu cuối (máy bơm, động cơ, máy móc…).

Tủ điện phân phối là loại tủ điện nhỏ nhất, nó đặt gần các phụ tải, bên trong tủ chỉ bao gồm MCB/RCCB, đèn báo pha, cầu chì. Một số tủ đặc biệt có gắn đồng hồ kWh, Amper kế, Volt kế, bảo vệ mất pha, tụ bù…

2.4. Hệ thống chiếu sáng (Lighting)

hệ thống điện chiếu sáng nhà xưởng, công trình

  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sản xuất, kinh doanh, chiếu sáng mỹ thuật trang trí đô thị, quảng cáo, chiếu sáng đường phố đô thị,…
  • Với từng loại hình nhà xưởng khác nhau có mức độ và yêu cầu chiếu sáng khác nhau. Vì vậy khi thiết kế và thi công cần tìm hiểu lưỡng đặc điểm, tính chất của nhà xưởng và nhu cầu sử dụng điện chiếu sáng của từng khu vực trong nhà xưởng: Kho, khu vực chung, khu sản xuất, khu vực phụ, khu kiểm tra sản phẩm nhà xưởng…để tin chọn mức độ chiếu sáng phù hợp.
  • Dựa vào tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp theo TCVN 7114-2008 để tin chọn mức độ chiếu sáng cho từng khu vực.
  • Nghiên cứu tính chất, đặc điểm của xưởng sản xuất để lựa chọn: nguồn sáng, màu sắc ánh sáng, tuổi thọ phù hợp; thiết bị có khả năng hạn chế chói loá, cấp bảo vệ bụi, nước (IP), khả năng chống va đập, nhiệt độ, độ rung, độ ồn phù hợp.
  • Đối với các xưởng có các thiết bị quay như: bánh đà, máy mài vv… tần số nháy ánh sáng (nguồn sáng phóng điện) phải khác với tần số quay của thiết bị để tránh tai nạn.
  • Cần quan tâm tìm hiểu về bố trí cẩu các thiết bị trong xưởng để bố trí hệ thống chiếu sáng cho phù hợp, tránh bị che khuất, hạn chế chói lóa (không treo đèn thấp dưới 2,5m), đảm bảo tuyệt đối cũng tương tự tiện lợi cho việc vận hành, bảo dưỡng, thay thế.  Sử dụng đèn pha chiếu sáng đối với nhà xưởng có độ cao lớn.
  • Nên thiết kế và thi công 1 hệ thống chiếu sáng sự cố và chiếu sáng bảo vệ riêng, bên cạnh hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sản xuất.
  • Bảng điều khiển đóng ngắt hệ thống chiếu sáng được lắp đặt riêng cho từng khu vực và phải bố trí ở vị trí thuận lợi.
  • Hệ thống thiết bị, máy móc của nhà xưởng: Hệ thống máy móc quá nhiều, những thiết bị ví như có chiều cao quá lớn cũng sẽ bị đến việc tán xạ ánh sáng của đèn. Chính vì vậy việc bổ sung, hay giảm xuống số lượng đèn cũng tùy thuộc vào hệ thống thiết bị nhà xưởng.
  • Màu sắc tường nhà xưởng: Nếu hệ thống màu sơn tường nhà xưởng tối thì yêu cầu nhiều ánh sáng hơn. Do đó việc thiết kế và thi công hệ thống chiếu sáng cũng cần quan tâm đến lại.

2.5. Hệ thống ổ cắm

Hệ thống ổ cắm cần được lựa chọn loại tốt, có độ bền cao vì đây là thiết bị thường xuyên được sử dụng. Ngoài ra cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Chuẩn ổ cắm phù hợp với từng quốc gia, ngành nghề, lĩnh vực sản xuất.
  • Lựa chọn các loại ổ cắm, phích cắm có thể dễ dàng thay thế, sửa chữa.
  • Ổ cắm cần bố trí ở các vị trí dễ dàng tìm thấy và thuận lợi nhất cho việc sử dụng.

các loại chuẩn ổ cắm quốc tế

2.6. Hệ thống chiếu sáng chỉ dẫn và chiếu sáng sự cố (Emergency Lighting, Exit Lighting & Sign Boards)

hệ thống chiếu sáng sự cố nhà thầu điện nặng

Hệ thống này giúp việc xác định vị trí các khu vực công cộng được dễ dàng. Đặc biệt khi có sự cố, thiên tai xảy ra thì việc thoát hiểm, cứu trợ cũng thuận lợi hơn.

2.7. Hệ thống tiếp địa (Earthing system or grounding system)

  • Hệ thống tiếp địa là tập hợp các vật thể có khả năng dẫn điện ở bất kỳ hình dạng nào (kim loại dạng ống, thanh, dây, tấm hoặc điện cực than chì, …) được bố trí tiếp xúc trực tiếp với đất và được nối lại với nhau bởi các dây kim loại, tạo với đất sự liên kết về điện, có một điện trở xác định. Các dây nối dẫn điện dùng để nối mạng tiếp đất với các kết cấu kim loại và thiết bị điện cần được tiếp đất cũng là một bộ phận của hệ thống tiếp đất. Hệ thống tiếp đất có thể chia ra nhiều chức năng như: tiếp đất chống sét, tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ,…
  • Bao gồm: Hệ thống cọc tiếp đất, thanh tiếp đất, hộp kiểm tra, đai đẳng thế, dây dẫn sét, bộ đếm sét kim thu sét, kim thu sét. Việc thiết kế, chọn vật liệu, phương thức tiếp đất cần dựa trên cơ sở tính toán và đặc điểm địa hình cụ thể.

he thong an toan tiep dia cua mot he thong dien nang

2.8. Hệ thống chống sét (Lightning protection system)

  • Bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa. Hệ thống thu lôi thoát sét là nơi đón nhận và làm tiêu tán dòng điện do sét đánh trực tiếp. Mỗi dây dẫn đi xuống đều phải được nối với hệ thống tiếp đất và phải được liên kết tốt về điện.
  • Một hệ thống tiếp đất chống sét tốt sẽ chịu được dòng sét đánh, làm tiêu tán dòng điện một cách nhanh chóng và an toàn. Một yêu cầu quan trọng hàng đầu là hệ thống tiếp đất chống sét trực tiếp là phải có giá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn 10 Ohm. Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo tiêu tán dòng sét, quá áp và không gây nguy hiểm do điện áp bước gây ra.

3. Lựa chọn Nhà thầu điện nặng nào uy tín?

Nhà Thầu Cơ Điện AHK tự hào là đơn vị chuyên thi công lắp đặt các hệ thống cơ điện công trình dân dụng và công nghiệp (Hệ thống điện nặng, Hệ thống điện nhẹ, Hệ thống Điện Lạnh, Điều hòa thông gió, Hệ thống Âm thanh thông báo…) Chúng tôi luôn lấy “Sự Hài Lòng Của Quý Khách Hàng” làm mục tiêu phát triển của công ty.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ số hotline 0889235298 để chúng tôi hân hạnh được phục vụ.

nhà thầu điện lạnh
Thi Công Hệ Thống Điện Lạnh

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nhà Thầu Điện Nặng”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *