Menu Đóng

Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt Trời

Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt Trời

Điện năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch góp phần chống biến đổi khí hậu. Ngày nay, việc Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt Trời cho gia đình và doanh nghiệp ngày càng trở nên đơn giản, chi phí đầu tư hợp lý và giúp tiết kiệm ngân sách chi trả tiền điện hàng tháng một cách đáng kể.

Giải pháp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời của Cơ Điện AHK giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp,… đã lắp điện mặt trời có thể tiết kiệm điện năng, phát triển kinh tế và nguồn năng lượng xanh.

Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt Trời

Hiện tại, Cơ Điện AHK là đơn vị tiên phong trong giải pháp lắp đặt điện năng lượng mặt trời (Solar Power) ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước với chi phí hợp lý và đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật.

1. CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Nguyên lý hoạt động của điện mặt trời khá đơn giản.

  • Đầu giàn năng lượng mặt trời được lắp đặt ở mái nhà, vách tường hoặc những nơi thuận lợi để tiếp thu nhiều ánh nắng mặt trời nhất. Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào các tấm năng lượng mặt trời sẽ được biến đổi thành dòng điện một chiều theo hiệu ứng quang điện.
  • Dòng điện một chiều này sẽ được thiết bị Inverter chuyển đổi dòng điện kích lên thành dòng điện xoay chiều. Khi dòng điện được kích lên thành điện xoay chiều sin chuẩn 220v có cùng công suất và tần số với điện lưới.
  • Sau đó, dòng điện xoay chiều này sẽ hòa vào điện lưới nhà nước và đồng thời cung cấp điện cho các tải tiêu thụ điện. Khi hệ thống năng lượng mặt trời không sản sinh đủ điện năng để cung cấp cho các tải tiêu dùng thì các tải sẽ sử dụng điện từ điện lưới quốc gia.

Mỗi bộ phận trong hệ thống năng lượng mặt trời đều đóng một vai trò khác nhau và khó có thể thay thế được. Tuy nhiên, tất cả các bộ phận này kết hợp lại sẽ tạo thành một hệ thống điện năng lượng mặt trời hoàn chỉnh. Cấu trúc của một hệ thống điện mặt trời gồm các bộ phận sau:

Các tấm pin năng lượng mặt trời

  • Các tấm pin năng lượng mặt trời (hay còn gọi là tấm quang điện mặt trời): Các tấm pin quang điện có chức năng thu nhận và chuyển hóa năng lượng từ mặt trời thành điện năng (dòng DC). Sau khi chuyển đổi thành dòng xoay chiều thì sẽ cung cấp nguồn điện cho các tải sử dụng.
  • Chi phí của tấm pin mặt trời thường chiếm khoảng 45% đến 60% tổng chi phí của toàn dự án.
  • Bằng cách chọn loại tấm pin công suất lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm được không gian lắp đặt và chọn loại Mono thì cho hiệu suất thu năng lượng tốt hơn. Với những lựa chọn này giúp bạn tối ưu hóa ngân sách gian dài. Càng ít tấm thì bạn còn giảm được về chi phí của dây cáp, số lượng ray, thậm chí là cả chi phí bảo trì.
  • Để biết được số tấm cho hệ thống bạn chọn khá đơn giãn, chỉ cần chia tổng công suất của hệ thống cho công suất của tấm pin là sẽ xác định tổng số tấm của hệ.Ví dụ: bạn lắp hệ 5KW, Pin bạn chọn có công suất 535W thì:Số tấm pin sẽ là: 5.000W/535W = 9.3 (tương đương với bạn cần 10 tấm cho hệ 5KW)
  • Những thương hiệu pin thu năng lượng mặt trời nổi tiếng nhất hiện nay như Jinko solar, Longi, AE solar, Canadian solar …Bảo hành tấm pin là 12 năm, bảo hành hiệu suất toàn hệ thống luôn đạt trên 80% trong vòng 25 năm, sẽ thay mới pin nếu không đảm bảo mức hiệu suất này.

Sạc năng lượng mặt trời

  • Sạc năng lượng mặt trời: Hệ thống sạc năng lượng mặt trời có chức năng sạc năng lượng từ các tấm pin mặt trời tạo ra sang hệ thống ắc quy.
  • Đảm bảo cho các bình ắc quy không bị sạc quá tải và không bị xả quá sâu. Bộ sạc giúp cho ắc quy cũng như hệ thống NLMT hoạt động tốt hơn và tuổi thọ cao hơn.
  • Điều khiển sạc điện mặt trời phù hợp cho những ứng dụng hệ thống năng lượng mặt trời độc lập công suất nhỏ giúp bảo về tấm pin tránh khỏi hiện tượng sạc ngược lại vào ban đêm vừa làm nóng tấm pin vừa làm thất thoát điện năng của pin lưu trữ.

Biến tần hòa lưới (INVERTER)

  • Bộ chuyển đổi inverter giúp chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) từ tấm pin mặt trời tạo ra sang dòng điện xoay chiều (AC) Sin chuẩn 220v. Thiết bị này sẽ chiếm 15% đến 25% trên tổng chi phí hệ thống.
  • Bộ hòa lưới điện mặt trời được ví như “trái tim” của toàn hệ thống. Vai trò chính của Inverter là biến đổi nguồn điện DC từ mảng năng lượng thành điện xoay chiều hữu ích để sử dụng cho gia đình.
  • Đối với một hệ, bạn sẽ chọn công suất của Inverter tương đương với công suất đầu ra của hệ thống. Bạn cũng có thể chọn biến tần lớn hơn để phòng trường hợp mở rộng hệ thống sau này.
  • Biến tần mà chúng tôi sử dụng để lắp đặt là của hãng SOFAR SOLAR, Renac, Canadian, Huawei –  những trong những thương hiệu phổ biến nhất trong lắp điện mặt trời hiện nay. Được bảo hành trong vòng 5 năm.
  • Biến tần năng lượng mặt trời thường được đặt ở vị trí dễ tiếp cận, gần với các mô-đun. Trong một ứng dụng, biến tần thường được gắn vào bên ngoài của ngôi nhà gần bảng điện chính hoặc bảng phụ. Vì các bộ biến tần có thể tạo ra một ít tiếng ồn, vì vậy nên được xem xét khi chọn vị trí.

Hệ thống ắc quy lưu trữ

  • Các bình ắc quy có nhiệm vụ lưu trữ nguồn điện. Sau đó cung cấp cho các tải tiêu thụ trong trường hợp điện lưới bị mất hoặc những ngày mà hệ thống NLMT không sản xuất ra điện.
  • Pin lưu trữ điện năng lượng măt trời là thiết bị thật sự cần thiết trong hệ thống điện mặt trời của bạn, nó cho phép bạn lưu trữ điện sử dụng vào ban đêm và ngay cả khi hệ thống điện lưới mất điện, cũng sẽ không ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng điện của bạn.

Cấu trúc khung, giá đỡ

  • Thành phần này chiếm từ 8% đến 15% tổng chi phí của 1 hệ thống. Chi phí này sẽ khác nhau tùy vào cấu trúc lắp đặt, vị trí lắp đặtNó đóng vai trò hỗ trợ, làm giá đỡ cho các tấm pin trên mái nhà hoặc mặt đất. Thường được làm thép hoặc nhôm. Thông thường, nó có sự kết hợp của thanh ray, kẹp cuối, kẹp giữa, giá đỡ…
  • Trong hầu hết các hệ thống, các tấm pin mặt trời được đặt trên mái nhà. Một địa điểm lý tưởng sẽ không có bóng râm trên các tấm pin, đặc biệt là trong giờ nắng chính từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiếu; lắp đặt hướng về phía nam thường sẽ cung cấp tiềm năng tối ưu cho hệ thống của bạn. Cây cối hoặc các yếu tố khác tạo ra bóng râm che khuất các tấm pin trong ngày sẽ làm giảm đáng kể sản lượng điện. Trong một tấm pin, nếu chỉ cần một trong số 36 tế bào của nó bị che, sản lượng điện sẽ giảm hơn một nửa. Các nhà thầu lắp đặt có kinh nghiệm như Cơ Điện AHK khi bắt đầu lắp đặt sẽ xác định cẩn thận các khu vực bị bóng râm để tránh tình trạng này.

Các phụ kiện khác

Các phụ kiện lắp đặt còn bao gồm dây cáp, phụ kiện nối dây, thiết bị đo, bộ ngắt và công tắc. Nó thường tổng hợp tới 10-20% tổng chi phí.

  • Cáp nguồn AC: Nên chọn cáp bọc thép 4 lõi bằng đồng, cáp sẽ kết nối biến tần với hộp phân phối điện.
  • Cáp DC: Đây phải là một cáp bằng đồng lõi đơn sẽ kết nối các dây với biến tần.
  • Cầu dao và công tắc: Kích thước chính xác của các bộ ngắt được lắp đặt trên bảng phân phối AC là rất quan trọng. Luôn kiểm tra dòng điện đầu ra tối đa của biến tần. Từ đó, bạn có thể xác định kích thước của bộ ngắt bạn sẽ cần.
  • Bộ giám sát: Mục đích chính của nó là để đo lường hệ thống của bạn đã tạo ra bao nhiêu kWh.
  • Hệ thống giám sát: Để xác minh hiệu suất của hệ thống PV của bạn, một hệ thống giám sát sẽ cho chủ nhà biết lượng điện được tạo ra mỗi giờ. Hệ có thể xác định các thay đổi hiệu suất tiềm năng.

2. CÁC MÔ HÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

ĐIỆN MẶT TRỜI ĐỘC LẬP

Giải pháp ĐMT độc lập là hệ thống tạo ra nguồn điện hoạt động hoàn toàn độc lập với nguồn điện lưới, giảm tình trạng điện lưới không ổn định. Điện năng dư thừa sẽ được tích trữ vào ắc quy để phòng lúc mất điện.

ĐIỆN MẶT TRỜI KẾT HỢP

Giải pháp ĐMT kết hợp là hệ thống ĐMT có lưu trữ (Hybrid). Đây là hệ thống thông minh, kết hợp giữa 2 hệ thống ĐMT Hòa Lưới và Độc Lập, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tại chỗ ở mức tối đa.

ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI

Giải pháp ĐMT hòa lưới là gợi ý số 1 dành cho bạn, hệ thống hòa lưới sử dụng cho các hộ gia đình, sản xuất, kinh doanh. Lượng điện dư thừa không sử dụng đến sẽ được hòa vào lưới điện quốc gia.

3. QUY TRÌNH CÁC BƯỚC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

Hệ thống điện năng lượng mặt trời vận hành đạt hiệu suất cao, an toàn trong suốt 30 năm và hoàn vốn nhanh, phụ thuộc chủ yếu vào đơn vị tư vấn, thiết kế, biện pháp thi công và triển khai, cách lắp đặt và chọn lựa thiết bị.

  1. Tiếp nhận thông tin, tư vấn ban đầu cho khách hàng.
  2. Lên báo giá linh kiện, vật tư, nhân công.
  3. Lắp đặt và đấu nối hệ thống.
  4. Hướng dẫn quy trình vận hành, bảo dưỡng hệ thống ĐMT áp mái.
  5. Khảo sát hệ thống, đề xuất giải pháp kỹ thuật, chi phí với khách hàng.
  6. Ký kết hợp đồng với khách hàng.
  7. Kiểm tra, nghiệm thu, vận hành hệ thống ĐMT áp mái.
  8. Bàn giao hệ thống điện mặt trời áp mái.

4. CHI PHÍ LẮP ĐẶT ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Để ước tính nhanh, một hệ thống năng lượng mặt trời sẽ có giá từ 15 đến 25 triệu cho mỗi kilowatt. Tuy nhiên tùy khu vực cụ thể và loại hình lắp đặt để có giá chi tiết hơn. Thường thì chi phí lắp điện mặt trời sẽ ngày càng rẻ. Để nhận báo giá rẻ nhất và chuẩn xác nhất quý khách vui lòng liên hệ với Cơ Điện AHK để được tư vấn miễn phí, hướng dẫn tính toán chi phí sơ bộ, được báo giá chi phí lắp điện mặt trời mới nhất và chính xác nhất tại khu vực của bạn.

Các thành phần tác động đến giá của hệ thống điện năng lượng mặt trời:

  • Bộ biến đổi Inverter và Tấm năng lượng mặt trời tuỳ thuộc vào sản phẩm của Trung Quốc, Đức, Thuỵ Sỹ, Mỹ,… sẽ có giá thành khác nhau. Bên cạnh đó, các thương hiệu khác nhau cũng sẽ có giá thành chênh lệch nhau khá nhiều.
  • Tủ điện AC – DC – Chống sét lan truyền
  • Khung nhôm chịu lực cao
  • Các phụ kiện lắp đặt thêm như Bộ thiết bị tối ưu hóa công suất Solarman, Bộ giám sát…

Bảng giá lắp đặt điện mặt trời tại nhà cho hộ gia đình:

Công suất hệ Số tấm pin Diện tích Sản lượng/tháng Giá tham khảo
ĐMT hòa lưới áp mái 3kW 7 18 m2 340-430 kWh 40-48 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 5kW 12 30 m2 570-710 kWh 65-80 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 7kW 16 42 m2 800-1000 kWh 90-105 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 8kW 18 48 m2 910-1140 kWh 100-120 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 10kW 24 60 m2 1140-1420 kWh 120-140 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 12kW 28 70 m2 1370-1700 kWh 145-175 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 15kW 34 85 m2 1700-2130 kWh 180-215 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 20kW 45 110 m2 2280-2850 kWh 240-280 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 25kW 56 140 m2 2850-3560 kWh 300-350 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 30kW 68 170 m2 3420-4270 kWh 360-420 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 40kW 90 220 m2 4560-5700 kWh 450-520 triệu đ
ĐMT hòa lưới áp mái 50kW 110 280 m2 5700-7120 kWh 550-620 triệu đ

Bảng giá lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho doanh nghiệp:

Công suất hệ Số tấm pin Diện tích Sản lượng/tháng Giá tham khảo
ĐMT hòa lưới áp mái 100-300kWp 220-660 560-1680 m2 11400-42720 kWh 11,5-12,5 triệu đ/kWp
ĐMT hòa lưới áp mái 300-1000kWp 660-2300 1680-5600 m2 34200-142000 kWh 11-12 triệu đ/kWp
ĐMT hòa lưới áp mái >1000kWp (1 MWP) >2300 >6000 m2 >114000 kWh 10,5-11,5 triệu đ/kWp

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt Trời”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *