LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ÂM THANH THÔNG BÁO
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng hay hệ thống PA) là tổng hợp các thiết bị âm thanh được phối ghép chuẩn với nhau về mặt kỹ thuật và kết nối để thực hiện các chức năng thông báo và phát nhạc từ xa.
Là một nhà thầu điện nhẹ và nhà thầu cơ điện chuyên nghiệp, AHK có đội ngũ kỹ sư và công nhân am hiểu sâu sắc lĩnh vực này để đưa cho tổng thầu hay chủ đầu tư những giải pháp âm thanh tốt nhất, cách thi công tiết kiệm nhất.
Xem thêm:
- Tại sao chọn nhà thầu điện nhẹ AHK?
- Các bước thi công hệ thống cơ điện công trình
- Nhà thầu cơ điện là làm những gì?
1, Đặc điểm và các chức năng của hệ thống âm thanh công cộng.
1.1, Đặc điểm của hệ thống âm thanh thông báo.
Là một hệ thống chuyên nghiệp và chuyên dụng, chúng có những đặc điểm sau:
- Hệ thống bao gồm: Các loa, thiết bị khuếch đại và xử lý tín hiệu, thiết bị đầu vào (micro, bộ phát nhạc…)
- Là hệ thống hoạt động liên tục không có thời gian nghỉ (nếu mất điện có nguồn dự phòng). Đây là điều quan trọng nhất đối với một hệ thống âm thanh cho các công trình lớn.
- Hệ thống ưu tiên phát ra giải âm thanh tần số trung và cao. Điều này để giọng nói dễ nghe hơn và âm thanh thông báo đi xa hơn.
- Hệ thống phát ra âm thanh mono (âm thanh từ một nguồn). Điều này để mỗi vị trí loa đều được nghe giống nhau mà không bị tách âm như âm thanh stereo (âm thanh nổi).
- Hệ thống là âm thanh trở kháng cao. Bạn sẽ thấy trên mỗi loa hoặc amply công suất đều ghi dòng chữ 100v/70v. Trong mỗi loa lại có các cục biến áp để dây loa đi được xa hơn mà không sợ nhiễu tín hiệu.

1.2, Các chức năng chính của hệ thống âm thanh công cộng.
Những chức năng chính của hệ thống được liệt kê như sau:
- Thông báo giọng nói: Đây là chức năng chính và ưu tiên của mỗi hệ thống.
- Phát nhạc nền: Chức năng này rất phổ biến trong các tòa nhà hay khách sạn. Ngay cả các nhà máy cũng dùng chúng để phát nhạc cho công nhân nghe để tăng năng suất lao động.
- Thông báo và phát nhạc theo vùng: Sẽ có các micro chuyên nghiệp cho việc thông báo chọn vùng hay các bộ chọn vùng phát nhạc.
- Hẹn giờ thông báo và phát nhạc, một bộ thông báo hẹn giờ được bố trí cho việc này.
- Cảnh báo báo cháy, có hai thiết bị để thực hiện chức năng này là: Bộ cảnh báo di tản hoặc thiết bị kết nối với hệ thống bao cháy chuyên nghiệp
2, 9 bước thi công hệ thống âm thanh thông báo
Bước 1, Tư vấn hệ thống cho bên thiết kế công trình.
Có một thực tế đáng buồn tại Việt Nam là bước này thường bị bỏ qua. Bên thiết kế công trình thường dùng nguyên một hệ thống nào đó và áp dụng luôn vào. Điều này tạo áp lực cho những bước sau bởi còn rất nhiều hạng mục ảnh hưởng tới việc thi công.
Những điều lưu ý là:
- Các nhà tư vấn thiết kế nên lựa chọn một đơn vị chuyên nghiệp để tư vấn.
- Tham khảo mục đích của chủ đầu tư trước khi nên sơ đồ nguyên lý cho hệ thống.
Với bước này, bên thiết kế công trình cũng đã có thể lên chi tiết cơ bản các thành phần: Thiết bị âm thanh (số lượng loa và thiết bị trung tâm, số lượng dây tín hiệu và ống máng ghen.

Bước 2, Lập bản vẽ thi công hệ thống âm thanh thông báo.
Bản vẽ thi công là một trong thứ quan trọng nhất, nó là cơ sở cho các công nhân thi công. Có những lưu ý khi lập bản vẽ như sau:
- Sự chính xác và tỉ mỉ cần được đảm bảo.
- Cần chú ý những hãng mục khác khi lập bản vẽ thi công
Bước 3, Nhận mặt bằng, khảo sát mặt bằng.
Là hạng mục gần cuối trong việc hoàn thành công trình. Hạng mục âm thanh công cộng cần nhận mặt bằng thời điểm phù hợp. Nhưng lưu ý khi nhận mặt bằng như sau:
- Lúc công trình đã hoàn thiện phần thô như: Vách ngăn các phòng, đã có trần thô..
- Lúc công trình chưa đóng trần, chưa trát vữa
Bước 4, Điều chỉnh bản vẽ nếu có.
Sau khi khảo sát mặt bằng, nhà thi công cần đàm phán và chốt lại một lần nữa bản vẽ với tổng thầu hoặc chủ đầu tư. Đây là lúc bản vẽ hoàn chỉnh ra đời. Lúc này, các công nhân chỉ việc đi dân theo bản vẽ.
Bước 5, Thi công hệ thống ống luồn dây, máng cáp, đi dây chờ sẵn.
Xem thêm: Cách chọn ống luồn dây điện
- Có hai cách đi ống máng là đi trên trần và đi dưới sàn. Với hệ thống âm thanh, ta nên đi trên trần bởi các loa trần thường được đặt trên cao và loa hộp cũng treo ngay trên tường.
- Việc đánh dấu dây là cần thiết để sau này tránh bị nhầm dây. Đồng thời, các công nhân cũng để đầu dây ra dài một chút. Điều này là tốt cho bộ phận thi công trần để lộ đầu dây cho ta.

Bước 6, Lắp đặt loa.
Các loa được lắp theo đúng sơ đồ nguyên lý. Nếu chúng ta để dây chờ tốt thì việc này rất đơn giản.
Bước 7, Lắp đặt thiết bị trung tâm.
Đây là bước hoàn thiện, việc đấu nối dây loa về tủ trung tâm sẽ rất đơn giản nếu các dây đã được đánh dấu rõ ràng.
Khi đấu nối thiết bị trung tâm cần người cho chuyên môn để cài đặt hệ thống. Các chức năng của hệ thống sẽ dễ dàng được thực hiện với những người có kinh nghiệm
Bước 8, Kiểm tra chất lượng, phát hiện sai xót.
Trên thực tế sẽ có những trường hợp như loa không phát ra âm thanh, âm thanh bị méo… Điều này khiến những người làm âm thanh bối rối. Lúc này bạn thật cần bình tĩnh và tìm ra vùng loa bị lỗi. Từ đó sẽ phát hiện ra chiếc cụ thể.
Một số hệ thống còn có thiết bị phát hiện lỗi. Tuy nhiên, chúng khá tốn kém và vận hành cũng phức tạp. Mọi thứ đều logic, bạn sẽ dễ dàng tìm ra bằng phương án thủ công.
Bước 9, Bàn giao hệ thống âm thanh cho chủ đầu tư.
Khi hệ thống đã được kiểm tra kỹ, việc bàn giao và hướng dẫn sử dụng cho chủ đầu tư sẽ mất khoảng thời gian nhất định. Vì họ là những người không chuyên. Sách hướng dẫn nên được thiết kế đơn giản nhất và dễ hiểu nhất.